TRUYỀN THỐNG 20/11

TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Kính thưa




cùng quý đại biểu, quý thầy cô giáo và các em học sinh. Trước hết tôi thay mặt nhà trường xin gửi đến quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng các em học sinh lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất.
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô !
Lịch sử ra đời ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 gắn liền với lịch sử của tổ chức giáo giới tiến bộ trên thế giới.
Tháng 8 năm 1954, tổ chức Công đoàn của các nhà giáo tiến bộ trên thế giới đẫ nhất trí thông qua bảng Hiến chương các Nhà Giáo. Tư ngày 26 đến ngày 30 táng 8 năm 1957 tại thủ đô Varsava (Ba Lan). Hội nghị quốc tế các tổ chức của các Nhà Giáo lần thứ hai có 57 nước tham gia đại diện cho 105 triệu giáo viên toàn thế giới đã quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm gọi là ngày quốc tế Hiến chương các Nhà Giáo.
Ngày 20/11/1958 lần đầu tiên ngày hiến chương quốc tế các nhà giáo được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta, những năm sau đó còn được tổ chức ở các vùng giải phóng. Đất nước thống nhất, ngày 20/11 được tổ chức rộng rãi trong cả nước và dần dần trở thành ngày truyền thống của giáo giới Việt Nam.
Ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày biểu dương nghề dạy học và những người làm nghề dạy học, củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo, là dịp để học sinh, phụ huynh và xã hội, thể hiện tình cảm biết ơn và tinh thần trách nhiệm đối với nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 còn là ngày biểu dương tinh thần hữu nghị giữa các nhà giáo tiến bộ trên thế giới.
Do tính chất và mục đích của tổ chức ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo Ngày 20 tháng 11 ở nước ta đã có những thay đổi cơ bản, thể theo nguyện vọng của các nhà giáo và nhân dân, chấp nhận đề nghị của Bộ Giáo dục và công đoàn Giáo dục Việt Nam, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ra quyết định số 167 – HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1982 “ Từ nay hằng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày nhà giáo Việt Nam” Ngày 20 tháng 11 năm 2012 cả nước ta đón chào ngày nhà giáo Việt Nam lần thứ 30,
Để ôn lại truyền thống các nhà giáo tiền bối là để kế tục phát huy, không ngừng nâng cao phẩm chất, đạo đức của những kỷ sư tâm hồn, nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Thiên chức của thầy giáo là truyền lại cho thế hệ trẻ những tin hao văn hoá của dân tộc và của loài người, chính người thầy đã góp phần hun đúc lên tinh thần Việt Nam qua các thời đại, là các cầu nối của quá khứ với các hiện tại và tương lai của các dân tộc. Nhà giáo Việt Nam sống giữa nhân dân, sống cuộc sống của nhân dân. Ngày xưa, thầy đồ được dân nuôi cơm, đói no với dân , cùng xớt chia niềm vui nỗi buồn, hướng dẫn nhân điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
Những người thầy chân chính trong lịch sử bao giờ cũng là một nhà yêu nước, hoạt động dạy học, người thường gắn liền với hoạt động cách mạng. Dưới chế độ phong kiến, nhà giáo không tự ràng buộc mình trong quan niêm “ Trung quân ái quốc” họ đứng về phía nhân dân, hiếu với dân của họ từ chỗ không hợp tác, không ra làm quan triều đình như : Võ Trường Toản, yêu cầu triều đình trừng phạt gian thần để yên nước yên dân như : Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, dấy binh trừng trị vua hoang dâm bạo như : Lương Đức Bằng và khởi nghĩa chống lại triều đình thối nát như : Cao Bá Quát...
Trong thời kỳ chống Pháp trước khi có Đảng, trong hàng ngũ của người yêu nước, Chống pháp bằng nhiều hình thức khác nhau luôn luôn có mặt những nhà giáo như : Tống Duy Tân, Nguyễn Quyền, Phạm Văn Nghị , Lương Văn Can, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Lạc, Phan Bội Châu... tiêu biểu ở Miền Nam có Nguyễn Đình Chiểu, mặt dù đôi mắt đã mù thầy vẫn xác định trách nhiệm cứu nước, cứu dân câm thù giặc sâu sắc, Nguyễn Đình Chiểu đã tham gia phong trào chống Pháp của nghĩa quân Trương Định. Thầy đã từng mở trường dạy học truyền bá rộng rãi tinh thần dân tộc, tư tưởng yêu nước thương dân, thầy cũng là một nhà văn nhà thơ lớn, là người kết thúc nền văn học cổ điển Việt Nam bằng tác phẩm Lục Vân Tiên và các bài văn Tế nỗi tiếng.
“ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẩm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam là Nguyễn Aí Quốc người bắt đầu cuộc
  Thông tin chi tiết
Tên file:
TRUYỀN THỐNG 20/11
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Đỗ Tấn Nhạn
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
BÀI GIẢNG
Gửi lên:
26/04/2013 21:28
Cập nhật:
26/04/2013 21:28
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
18.60 KB
Xem:
378
Tải về:
9
  Tải về
Từ site Trường Tiểu học Minh Thạnh:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Video
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 74/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 22/04/2024. Trích yếu: hướng dẫn báo cáo tổng kết GDMN năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 22/04/2024

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay625
  • Tháng hiện tại3,736
  • Tổng lượt truy cập1,515,913
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây